DANH MỤC SẢN PHẨM
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
TYLODOXY
Liên hệ giá
MEN SỐNG TAN
Liên hệ giá
ÚM CAO THẢO DƯỢC
Liên hệ giá
CLEAN - CID| Sát Trùng Mạnh
Liên hệ giá
LACTOMIN | MEN TIÊU HÓA NƯỚC
Liên hệ giá
THÔNG TIN QUẢNG CÁO
FACEBOOK FANPAGE
 
THÔNG TIN KỸ THUẬT  
 
Bệnh Thương Hàn Trên Vịt
Date: 11/3/2024 - Viewed: 56
 

Bệnh truyền nhiễm ở vịt gây tỷ lệ chết cao ở vịt con, vi khuẩn gây bệnh có thể truyền dọc từ vịt mẹ sang vịt con thông qua phôi trứng, bệnh thương hàn ở vịt gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi vịt.

1. Lứa tuổi bị bệnh

  • Vịt, vịt siêm (ngan) con 3 – 15 ngày tuổi thường bị nhiều ở thể cấp tính, vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Ở vịt con thường bị nhiễm 2 chủng Salmonella pullorum và S.gallinarum. Chủng S.gallinarum thường gây bệnh cho vịt từ 1 – 14 ngày tuổi. Một số chủng khác cũng thường gây bệnh như S.anatum và S. enteritis (chủng S.anatum thường gây chết đột ngột cho vịt con, còn S.enteritis thì thường nhiễm từ gan vào viêm màng tim, màng gan, gây chết từ 20 – 30%).

  • Bệnh thương hàn ở vịt, ngan do vi khuẩn Salmonella typhimurium gây nên.
  • Vi khuẩn Salmonella typhimurium thuộc họ Enterobacteriaceae, trực khuẩn hình que, di động bằng tiên mao, sống trong đường ruột, bắt màu Gram âm (-).
Salmonella typhimurium
Salmonella typhimurium

Vi khuẩn Salmonella typhimurium có thể truyền dọc từ vịt mẹ sang vịt con thông qua phôi trứng và có thể truyền ngang thông qua vỏ trứng, thức ăn, nước uống.

Phương thức truyền lây

Từ mẹ sang trứng (khi vịt mẹ đã mang mầm bệnh): Mầm bệnh nhiễm từ máu vào buồng trứng. Nếu trứng đem ấp, mầm bệnh nhiễm vào phôi, gây chết phôi (vịt sát), sưng rốn, tiêu chảy ngay trong 1 – 4 ngày tuổi.

Qua vỏ trứng: Do vi khuẩn có sẵn ở môi trường, ở ổ đẻ nhiễm vào vỏ trứng. Từ vỏ trứng vi khuẩn sẽ xâm nhập qua lớp vỏ vào trong trứng (vì vi khuẩn có lông roi và có thể di động được), vi khuẩn phát triển trong phôi gây chết phôi (nếu nhiễm nặng). Hoặc vịt nở ra bị bệnh ngay.

Thức ăn, nước uống: Đặc biệt thức ăn là bột cá, tép khô, khi phơi để nhiễm mầm bệnh từ môi trường đất, bụi cát.

3. Triệu chứng lâm sàng

  • Vịt, ngan ốm bị tiêu chảy, phân loãng, phân dính xung quanh hậu môn, ít đi lại, chúng tách đàn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm.
  • Vịt khát nước, bỏ ăn.
  • Bệnh thương hàn ở vịt khi nặng có chứng lên cơn, run rẩy 2 chân, co giật, kéo dài 3 – 4 ngày thì chết đến 70% tổng đàn.

4. Bệnh điển hình

  • Bệnh tích tập trung ở gan, gan sưng, hoại tử đinh ghim.
Gan vịt thương hàn hoại tử đinh ghim mầu vàng ngà
Gan vịt thương hàn hoại tử đinh ghim mầu vàng ngà
  • Đối với vịt đẻ có bệnh tích ở buồng trứng, các phôi trứng bị đỏ, xuất huyết.

5. Chẩn đoán phân biệt 

Bệnh thương hàn ở vịt cần phân biệt với một số bệnh sau:

  • Bệnh Reovirus trên vịt, ngoài hoại tử gan hình bông hoa thì lách cũng hoại tử nặng nề. 
Reovirus trên vịt hoại tử lách
Reovirus trên vịt hoại tử lách
  • Bệnh Tembusu bệnh lật ngửa trên vịt hay hội chứng giảm đẻ trên vịt – YBD, bệnh gây xuất huyết, hoại tử buồng trứng nặng.
Tembusu xuất huyết buồng trứng nặng
Tembusu xuất huyết buồng trứng nặng

6. Biện pháp phòng bệnh

  • Áp dụng bệnh pháp phòng tổng hợp.
  • Dùng một trong các loại thuốc sau pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn DOXYFLOR  HOẶC AC 525 1ml/lít nước.
  • Thường xuyên sử dụng TINH DẦU TỎI tỏi liều 1ml/lít nước ANVICID SUPER liều 1g/5lít nước.

Đối với vịt sinh sản cần sử dụng AC 525 + MEN SỐNG TAN 1 ml/10 kg thể trọng, 1 tháng dùng 6 ngày để giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng đại thực bào, giúp ngăn chặn vi khuẩn Salmonella truyền dọc từ vịt mẹ sang vịt con thông qua phôi trứng.

I
Đối với lò ấp nên khử trùng nghiêm ngặt trứng, dụng cụ để ngăn chặn Salmonella xâm nhập từ vỏ vào phôi trứng.

7. Giải pháp điều trị bệnh

Dùng thuốc tiêm:

  • CEP + G + BUTA PRO + LINCOSEP GLUCO KC: Tiêm 2 ngày liên tục

Dùng thuốc uống, ăn: liên tục 3-5 ngày 

TINH DẦU TỎI(ALLICIN) + PARA THẢO DUOCJ(CẢM CÚM C) + DOXYFLOR = MEN SỐNG TAN( ĐƯỜNG VỊ AN)

Phun sát trùng bằng Clean Cid 2 ngày 1 lần

 
Thông tin kỹ thuật:
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vịt chuyên trứng an toàn sinh học (18/3/2024)
Kỷ thuật nuôi vịt chạy đồng (18/3/2024)
Kỷ thuật nuôi vịt thịt theo phương pháp công nghiệp (18/3/2024)
Bệnh Thương Hàn Trên Vịt (11/3/2024)
Bệnh Bạch Lỵ và Bệnh Thương Hàn ở Gà (Salmonellosis, Pullorum, Typhoid) (11/3/2024)
CRD - Bệnh Hô Hấp Mãn Tính Trên Gà (7/3/2024)
Bệnh máu trắng (Leucosis) trên gà (6/3/2024)
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoom (6/3/2024)
Bệnh đầu đen ở gia cầm hay con gọi là (Bệnh Histomonas) trên gà (6/3/2024)
Bênh Coryza hay còn gọi Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà (5/3/2024)
Bệnh sưng phù đầu trên gà do APV (Avian pneumovirus) gây ra (5/3/2024)
Kỹ thuật chăn nuôi gà giai đoạn đẻ (5/3/2024)
Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (30/3/2022)
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản (30/3/2022)
Kỹ thuật nuôi gà đá (30/3/2022)

CÔNG TY TNHH SINH HỌC DƯỢC N.T.V
Địa chỉ: Số nhà 02, Ngõ 176, Phố Văn Hội, P.Đức Thắng, Q.Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 085 545 1975
Email: ntvbiotech@gmail.com
http://ntvbiotech.com

Tin tức
  • Ngăn chặn dịch tả heo Châu Phi: Câu chuyện vacxin ...
  • Dịch tả lợn Châu Phi có nguồn gốc từ đâu và nguy h ...
  • Nhìn lại ngành chăn nuôi heo trong 10 năm qua: Són ...
  • Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tình hình b ...
  • Thử nghiệm thành công vac xin dịch tả heo Châu Phi ...
  • Giới thiệu 3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tăng trọn ...
  • Điểm 10 cho quy trình điều trị bệnh bại huyết trên ...