Bệnh bại huyết là tên gọi theo kiểu cách nhân gian giữa nông dân truyền miệng nhau, nhưng đúng với tên gọi thì bệnh này là bệnh nhiễm trùng huyết. Đây là được xem là bệnh do vi trùng xâm nhập vào máu và gây ra các triệu chứng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tình trạng suy gan, thận và các bộ phận nội tạng khác, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây chết vịt hàng loạt, tốc độ bùng phát bệnh khá nhanh và khó phát hiện.
Bệnh bại huyết trên vịt do vi khuẩn Riemerella gây ra và vi khuẩn này có thể tồn tại trong thời gian 15 – 25 ngày, hầu hết các loại thuốc sát trùng trên thị trường hiện này đều có thể tiêu diệt được loại vi khuẩn này và 1 trong 4 loại được sử dụng nhiều nhất đó là Benkocid , Iodine 100 , Bencidvet và BioXide .
1/ 5 bước xác định bệnh bại huyết trên vịt
Trước khi đến giai đoạn điều trị bệnh bại huyết trên vịt đạt được thành công và hiệu quả nhất thì cần phải xác định rõ được các bước sau: Loài mắc bệnh, lứa tuổi mắc bệnh, triệu trứng, bệnh tích và đường lây bệnh.
- Loài mắc bệnh: Vịt, ngan, ngỗng là loài thường xuyên mắc bệnh này nhất, ngoài ra các loài thiên nga, chim cút cũng có khả năng mắc loài bệnh này
- Lứa tuổi mắc bệnh: Bệnh bại huyết trên vịt xảy ra trên vịt mọi lứa tuổi. Tuần tuổi cao điểm nhất là 1 – 8 tuần tuổi và thời gian ủ bệnh thường từ 3 – 5 ngày và tỷ lệ chết cao.
- Triệu chứng: Nếu bệnh chuyển biến nặng và nhanh thì sẽ có một số con vịt chết đột ngột khi chưa có triệu chứng thì lúc này cần phải mổ khám để kiểm tra chi tiết. Các con còn lại thường sẽ có các triệu chứng như: Tiêu chảy, phân xanh xám và đây cũng được xem là dấu hiệu đầu tiên, sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, chán ăn, có nước mũi, sưng phù đầu, rụt cổ, đầu cổ bị run, ngoẹo cổ, lắc đầu, chảy nước mắt,…
- Bệnh tích: Gan là nơi bị tổn thương nặng nề nhất, viêm túi khí, viêm mang não, viêm xưng khớp.
- Đường lây bệnh: Vật chủ trung gian là đường lây bệnh phổ biến nhất, lây lan qua máng ăn, phân hữu cơ, chất độn chuồng, máng uống, thức ăn, nước uống. Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vết xướt trên da và bàn chân.
2/ Quy trình phòng và điều trị bệnh bại huyết trên vịt
ĐIỀU TRỊ
Hầu hết bệnh bại huyết trên vịt thường được điều trị bằng kháng sinh. Những thành phần kháng sinh dùng để điều trị bệnh bại huyết là Amoxicillin, Florfenicol, Tetracycline, Ceftiofur, Enrofloxacin, Lincomycin,…
Thực tế cho thấy và từ các phản hồi của các nông dân thì thuốc tiêm kháng sinh như Ceftiofur hoặc Tulacin hoặc Marbocin là hiệu quả nhất đồng thời pha Vitamin C 20% Giải Độc vào nước cho vịt uống để tăng sức đề kháng và loại bỏ các độc tố khi mắc bệnh.
Sử dụng Ceftiofur với liều dùng 1ml/2kg/P/ngày và dùng trong 3 ngày liên tục, sau khi vịt khỏi bệnh thì pha thêm Bổ Gan Thận Đặc Biệt để giải độc gan, giúp gan mau hồi phục.
PHÒNG BỆNH
- Tiêm kháng sinh Ceftiofur với liều 1ml/80 – 100 con vào lúc 1 ngày tuổi.
- Vệ sinh môi trường, khử trùng định kỳ và sát trùng các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, vật dụng chăn nuôi, nền chuồng, dọn chất hữu cơ, sử dụng sát trùng BIOXIDE , Bencidvet , Benkocid , Iodin 100 .
- Khi thời tiết thay đổi, tác động của ngoại cảnh thì pha Enro 200 Oral vào nước cho vịt uống với liều dùng 1ml/4 lít nước trong 3 – 5 ngày để phòng bệnh tiêu chảy.
- Tiêm phòng vaccine loại đa giá.
Kết thúc quá trình điều trị, cần bổ sung dinh dưỡng cho vịt bằng các loại thuốc có chứa thành phần Vitamin A, D3, E và Vitamin C để tăng khả năng chống chịu bệnh tật và tăng sức đề kháng cho vịt.
Qua bài viết trên thì Chicken1000 đã chỉ ra rõ những nguyên nhân gây bệnh và quy trình phòng và trị bệnh bại huyết trên vịt, với những kiến thức này thì Chicken1000 hy vọng sẽ giúp ít cho bà con điều trị bệnh bại huyết trên vịt một cách hiệu quả nhất để bà con có một vụ nuôi thành công nhất