DANH MỤC SẢN PHẨM
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
TYLODOXY
Liên hệ giá
MEN SỐNG TAN
Liên hệ giá
ÚM CAO THẢO DƯỢC
Liên hệ giá
CLEAN - CID| Sát Trùng Mạnh
Liên hệ giá
LACTOMIN | MEN TIÊU HÓA NƯỚC
Liên hệ giá
THÔNG TIN QUẢNG CÁO
FACEBOOK FANPAGE
 
THÔNG TIN KỸ THUẬT  
 
Kỹ thuật nuôi gà đá
Date: 30/3/2022 - Viewed: 622
 

CHIA SẺ BÍ QUYẾT NUÔI GÀ ĐÁ BO LỚN TỚI PIN

Chúng tôi tin rằng bạn đang sở hữu ít nhất một chú gà chọi hoặc đang chuẩn bị tham gia vào thú vui tao nhã này, nói là tao nhã nhưng lại mang giá trị cao về kinh tế cho anh em. Và điều mà bất cứ một ai nuôi gà đá đều mong muốn rằng chiến kê của mình có sức chịu đựng dẻo dai, vạm vỡ, tốc độ mạnh nhất với những cú chính xác gây sát thương chí mạng trực tiếp lên gà đối thủ. Tuy nhiên nếu chỉ chuẩn xác thôi thì chưa đủ bởi đòn đá trúng nhưng lực yếu cũng không khiến đối thủ chao đảo. Để đảm bảo tốt khả năng chiến đấu của gà cần có cách nuôi gà đá khóa học một quá trình nuôi nghiêm ngoặc và đúng kĩ thuật.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Để đảm bảo gà có sức khoẻ và đá có lực thì chế độ ăn uống là hết sức quan trọng. Không nên để gà chọi bị thiếu thịt có thể giảm đi lực trong những trận chiến. Chế độ ăn uống là 1 bước quan trọng trong cách nuôi gà đá có lực khoẻ mạnh.

[related_posts_by_tax title=""]
Thức ăn chính cho gà

Thức ăn chính của gà thông thường sẽ là thóc. Thóc sẽ được ngâm để loại bỏ hoàn toàn được các hạt lép, anh em nên chú ý chọn những giống thóc tốt để bổ sung đầu đủ dinh dưỡng cho chiến kê. Nếu có điều kiện thì nhiều người thường cho ăn thóc ngâm đã mọc mầm như vậy chất dinh dưỡng sẽ cao hơn so với thóc thông thường không ngâm.

Bổ xung mồi, chất tanh (chất đạm)

Ngoài ra, những thức ăn cho gà đá có lực không thể thiếu được đó là các loại mồi thêm. Ở đây sử dụng nhiều nhất vẫn là thịt lợn, sụn lợn hoặc các loại thịt bò, thịt lươn, ếch, nhái, chất tanh từ bò sát… Ví dụ như bổ xung thêm mỗi bữa ăn từ 2-5 miếng thịt bò, lợn vào buổi trưa. Hoặc các loại thịt bò sát như rắn hoặc thằn lằn. Nhiều người cho rằng không nên cho ăn ếch nhái vì có thể bị run chân. Các thức ăn bổ xung này nên cho ăn vào buổi trưa để đảm bảo khả năng tiêu hoá tốt nhất.

 

Bổ xung các loại rau, củ, quả (chất sơ)

Bổ xung thêm các loại rau xanh tăng cường dưỡng chất cho gà. Cũng giúp làm gà tạo cảm giác mát mẻ, không bị xót ruột. Các loại rau được lựa chọn là rau muống, cà chua hoặc các loại bí đỏ, trái cây đu đủ, dưa hấu, cải thảo, các loại đậu giá đỗ…

 

Bổ xung các khoáng chất, vitamin

Không thể thiếu được là các loại vitamin, canxi giúp gà đá có lực hơn đặc biệt các loại vitamin thiết yếu như: A, E, C, vitamin nhóm B… Đây là cách nuôi gà đá có lực mà nhiều chủ kê thường sử dụng. Tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng từ đại lý thuốc VIP chúng tôi chuyên cung cấp thuoc ga da và thuốc nuôi gà tốt nhất hiện nay.

CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN GÀ ĐÁ

Song song với chế độ ăn uống là chế độ luyện tập cần được duy trì đều đặn để nâng cao thể lực và thể chất của kê cựa. Cần đảm bảo quá trình luyện tập thường xuyên, dẻo dai thì mới có thể đá có lực được.

Đi hơi

Phương pháp này còn được gọi dưới nhiều tên khác như vần hơi, xoay hơi, xổ hơi, quần hơi gà tơ vào khoảng 7 hay 8 tháng tuổi trỏ lên là bắt đầu vào việc tập luyện. Gà được bịt mỏ và cựa (nếu có) và chỉ có thể dùng cổ để xoay trỏ đối phương vì không dùng mỏ để cắn, ghịt gà khác để ra đòn. Phương pháp này giúp gà quen dần với sức chịu đựng, bền sức và giúp chủ kê khám phá ra tính nết và nước đá của gà nhà nếu nó thiện nghệ một mé hay hai mé khi xoay trỏ. Chú ý cách chọn trạng gà cũng như bọc các cựa cẩn thận. Chúng giúp gà dạn đòn hơn, chịu đau quen hơn và tăng cường thể lực. Các hồ đòn thường có thể là 5-6 hồ. Đồng thời anh em nên lưu ý về thời gian tập luyện cho gà tránh tình trạng gà mệt quá sức.

Chạy lồng

Một con gà mồi sẽ được nhốt trong một cái bội tre, phía bên ngoài chụp thêm một cái bội tre lớn hơn để gà không thể mổ hay cắn lẫn nhau. Con gà bên ngoài sẽ chạy quanh bội gà vì tức khí và muốn tìm cách chui vào bên trong gặp đốỉ thủ. Phương pháp này có thể tập luyện cả giờ và giúp cho gà phát triển bắp thịt nơi đủi và chân.

Vô nghệ

Tất cả gà chuẩn bị ra trường đều được vào nghệ có pha lẫn với các vị thuốíc để giúp cho phần da lộ ra không những mau đỏ da thắm thịt mà còn giúp cho lớp da được chai sạn lại để chịu đòn.

Dầm cán

Chân gà được ngâm vào một dung dịch thuốc pha với nước tiểu hay muối để giúp cho chân gà săn chắc lại. Có thể ngâm chân gà ngày hai lần sáng và tối mỗi lần 30 phút. Phương pháp này giúp cho các ngón chân và quản gà rắn chắc khi ra đòn đá đau và chắc hơn.

Quần sương

Các sư kê tin rằng sương buổi mai tinh khiết giúp cho gà khỏe mạnh trong lúc tập luyện. Mỗi sáng khi gà cất tiếng gáy đầu tiên là gà được thả ra sân sớm trong lúc tròi còn đang tờ mò để vươn vai, đập cánh gáy đi lại trong sân khi sương chưa tan.

Om bóp

Gà được tắm rửa và xông hơi hằng ngày bằng khăn ấm vối một nồi nưốc nấu bằng các vị thuốc Nam như trà xanh, gừng, ngải cứu để gíup gà khỏe mạnh.

Xổ Gà

Được cáp vối gà cùng chặng, cùng tuổi để đá thử sức và tập cho quen dần với cách giao nạp, nhập trận thế và cách làm nước của sư kê. Mỗi lần xổ gà thường là một đến hai hiệp.

Gà nòi có bộ xương rất lớn do đó muốn gà phát triển đúng mức cần phải có thời gian và đủ kiên nhẫn để gà lốn lên một cách bình thường. Trung bình vào một năm tuổi (12 tháng) là lúc gà đã cứng cáp và bắt đầu vào chương trình tập luyện chuẩn bị cho việc ra trường. Sau 6 tháng áp dụng những phương pháp huấn luyện trên, khi được 1 năm rưõi (18 tháng) là gà đã rắn chắc như một thỏi sắt tôi luyện và có nội lực và ngọ ai hình sung mãn sẵn sàng ra trường đụng gà khác. Các sư kê dầy dạn kinh nghiệm thường nuôi và tập luyện gà đúng độ mói mang ra thi đấu, trong khi các tay chơi gà trẻ tuổi không có nhiều kinh ghiệm và háo thắng hay ép gà đá non chưa đủ lực thường chịu thảm bại dưới tay các bậc đàn anh trong nghề.

CHẾ ĐỘ NGHỈ NGƠI THƯ GIÃN

Cuối cùng là chế độ ăn uống trong các cách nuôi gà đá có lực tới pin theo như mong muốn. Chăm sóc rất quan trọng vừa giúp gà khoẻ hơn vừa có thể phát hiện các bệnh thường thấy ở gà nhanh nhất. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý tốt nhất cho từng trường hợp.

 
Thông tin kỹ thuật:
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vịt chuyên trứng an toàn sinh học (18/3/2024)
Kỷ thuật nuôi vịt chạy đồng (18/3/2024)
Kỷ thuật nuôi vịt thịt theo phương pháp công nghiệp (18/3/2024)
Bệnh Thương Hàn Trên Vịt (11/3/2024)
Bệnh Bạch Lỵ và Bệnh Thương Hàn ở Gà (Salmonellosis, Pullorum, Typhoid) (11/3/2024)
CRD - Bệnh Hô Hấp Mãn Tính Trên Gà (7/3/2024)
Bệnh máu trắng (Leucosis) trên gà (6/3/2024)
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoom (6/3/2024)
Bệnh đầu đen ở gia cầm hay con gọi là (Bệnh Histomonas) trên gà (6/3/2024)
Bênh Coryza hay còn gọi Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà (5/3/2024)
Bệnh sưng phù đầu trên gà do APV (Avian pneumovirus) gây ra (5/3/2024)
Kỹ thuật chăn nuôi gà giai đoạn đẻ (5/3/2024)
Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (30/3/2022)
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản (30/3/2022)
Kỹ thuật nuôi gà đá (30/3/2022)

CÔNG TY TNHH SINH HỌC DƯỢC N.T.V
Địa chỉ: Số nhà 02, Ngõ 176, Phố Văn Hội, P.Đức Thắng, Q.Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 085 545 1975
Email: ntvbiotech@gmail.com
http://ntvbiotech.com

Tin tức
  • Ngăn chặn dịch tả heo Châu Phi: Câu chuyện vacxin ...
  • Dịch tả lợn Châu Phi có nguồn gốc từ đâu và nguy h ...
  • Nhìn lại ngành chăn nuôi heo trong 10 năm qua: Són ...
  • Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tình hình b ...
  • Thử nghiệm thành công vac xin dịch tả heo Châu Phi ...
  • Giới thiệu 3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tăng trọn ...
  • Điểm 10 cho quy trình điều trị bệnh bại huyết trên ...