DANH MỤC SẢN PHẨM
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
TYLODOXY
Liên hệ giá
MEN SỐNG TAN
Liên hệ giá
ÚM CAO THẢO DƯỢC
Liên hệ giá
CLEAN - CID| Sát Trùng Mạnh
Liên hệ giá
LACTOMIN | MEN TIÊU HÓA NƯỚC
Liên hệ giá
THÔNG TIN QUẢNG CÁO
FACEBOOK FANPAGE
 
THÔNG TIN KỸ THUẬT  
 
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoom
Date: 6/3/2024 - Viewed: 51
 

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà còn có tên gọi khác là bệnh sốt rét gà, được đánh giá là một trong những loại bệnh nguy hiểm, làm giảm sự phát triển và sinh sản của gà. Bệnh bùng phát nhiều vào các tháng nóng ẩm, khi côn trùng hút máu phát triển và truyền mầm bệnh cho gà.

Chăn nuôi gà

Dù bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có tỷ lệ và khả năng lây nhiễm thấp giữa các cá thể trong cùng một đàn. Tuy nhiên mức độ gây thiệt hại của nó được đánh giá là nguy hiểm tương đương với các bệnh truyền nhiễm khác thường gặp ở gà. Tỷ lệ chết khi nhiễm bệnh rất lớn do khi mắc bệnh, hệ miễn dịch suy yếu, kết hợp thiếu máu, làm tăng khả năng nhiễm một số bệnh thứ phát nguy hiểm hơn.

Ở Việt Nam, bệnh hay xảy ra tại các vùng chăn nuôi gà thả đồi, thả vườn, gà sinh sản tỷ lệ mắc bệnh từ 10-50%, trong đó gà con 7-30%, gà trưởng thành 20-50%. Tỷ lệ chết ở gà nhỏ từ 5-20%, gà trưởng thành từ 10-40%, gây tổn thất kinh tế lớn, gà sinh trưởng chậm và tăng tỷ lệ loại thải.

Nguyên nhân gà nhiễm ký sinh trùng đường máu

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do một chủng loại đơn bào ký sinh trong máu có tên là Leucocytozoon-cauleri gây ra, đây là một họ trùng roi thuộc bộ Haemosporia, ngành Protozoa.

Ký sinh trùng Leucocytozoon-cauler gây bệnh

Khi muỗi đốt, hút máu của gà hoặc các loài gia cầm khác sẽ giúp cho đơn bào của ký sinh trùng truyền vào trong máu gà. Đơn bào phát triển và trở thành ký sinh trùng trong hồng cầu. Nhờ có khả năng sinh sản vô tính, ký sinh trùng phá hủy hồng cầu và bạch cầu sau đó di chuyển qua các cơ quan nội tạng khác của gà gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm.

Đường lây truyền bệnh ký sinh trùng đường máu

Nhận biết triệu chứng gà nhiễm ký sinh trùng đường máu

Các triệu chứng của gà khi nhiễm ký sinh trùng đường máu sẽ phụ thuộc vào chủng đơn bào Leucocytozoon gây bệnh. Tùy vào số lượng ký sinh trùng phát triển và sức khỏe của mỗi con gà mà tình trạng của bệnh sẽ khác nhau thời gian ủ bệnh của gà thường dao động từ 1 đến 2 tuần.

Có thể phát hiện bệnh này ở gà thông qua một loạt các triệu chứng như: Gà bị sốt cao, ít đi lại, mệt mỏi, gà ủ rũ bỏ ăn, màu của mào gà nhợt nhạt, trở nên trắng bệch sau nhiều ngày. Gà hay bị mất thăng bằng, thở nhanh và có tình trạng thiếu máu. Gà bị tiêu chảy, phân có màu xanh lá cây. Nếu bệnh nặng gà sẽ bị đi ngoài ra máu do đường ruột bị tổn thương. Ngoài ra một số con gà nhiễm bệnh có hiện tượng chảy máu mồm. Cần đặc biệt lưu ý khi số lượng gà xuất hiện các triệu chứng tăng dần trong đàn.

Ở gà đẻ: ngoài các biểu hiện điển hình nêu trên còn thấy giảm sản lượng trứng và trứng có kích thước bé không bình thường, có nhiều trứng vỏ mềm dễ vỡ hoặc vỏ rất dày, khi đưa trứng đủ tiêu chuẩn của đàn gà bệnh vào ấp thì giảm mạnh tỷ lệ phôi, tỷ lệ ấp nở và gà con nở ra chết nhiều trong 3-5 ngày đầu tiên.

Gà mệt, ủ rũ trong bệnh ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoon
Gà mệt, ủ rũ trong bệnh ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoom 
Một số biểu hiện triệu chứng trong bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Một số biểu hiện triệu chứng trong bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà 

 

Nếu gà nhà bạn đang có một hay nhiều dấu hiệu như trên thì nhiều khả năng chúng đang nhiễm một loại ký sinh trùng tên là Leucocytozoom (nhiễm qua các vật chủ trung gian như bọ mạt gà, ruồi đen, muỗi…) mà chúng ta vẫn thường gọi là bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có nguy hiểm không? Có gây ra thiệt hại nhiều không?

Có 2 lý do để chúng ta có thể khẳng định đây là một bệnh rất nguy hiểm và gây ra thiệt hại không kém các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Thứ nhất: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam vô cùng thuận lợi cho các vật chủ trung gian sinh sôi phát triển và gây bệnh, đặc biệt là vào mùa mưa nhiều ẩm ướt. Chính vì vậy mà hầu hết người chăn nuôi gà nước ta đều phải xác định “sống chung” với bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do rất khó để tiêu diệt hay kiểm soát được các vật chủ trung gian.

Thứ hai: Khi gà mắc bệnh, thiệt hại không chỉ là những điều trước mắt có thể nhìn thấy, đo đếm được như tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ chết…mà nó chủ yếu là những hậu quả kéo theo về sau này như tăng trọng giảm, giảm đẻ, thiếu máu, suy giảm miễn dịch và bội nhiễm các bệnh nguy hiểm khác làm tỷ lệ chết tăng cao.

Theo thống kê cho biết, bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà đẻ làm tỷ lệ đẻ giảm trung bình từ 75% xuống còn 25% sau khi nhiễm bệnh và phải mất khoảng 2 tháng để phục hồi về tỷ lệ đẻ trứng thông thường.

Ví dụ: một trang trại có 1000 con gà đẻ trứng với tỷ lệ đẻ đang là 75% tương đương một ngày có 750 quả trứng. Nếu gà nhiễm bệnh → tỷ lệ đẻ giảm xuống 25% tương đương một ngày cả trại còn 250 quả.

- Số trứng trang trại bị mất đi mỗi ngày = 750-250 = 500 quả/ngày.

- Mỗi đợt dịch bệnh thường diễn ra trong vòng 7-10 ngày (trung bình khoảng 8 ngày) → Số trứng mất đi trong mỗi đợt dịch bệnh = 500 quả * 8 ngày = 4000 quả.

- Sau đợt dịch bệnh mất khoảng 2 tháng để phục hồi lại tỷ lệ đẻ như ban đầu. Giả sử trong 2 tháng đó trung bình mỗi ngày mất 250 quả trứng (500/2=250) → số trứng mất đi trong 2 tháng là:
= 250 quả * 60 ngày = 15000 quả trứng.

- Tổng số trứng mất sau một đợt dịch = 4000+15000 = 19000 quả.

- Giả sử giá trứng trung bình thị trường là 2000 vnđ/quả → tổng thiệt hại sau 1 đợt dịch của trang trại gà đẻ 1000 con sẽ là:
= 19.000 quả * 2.000 vnđ = 38.000.000 vnđ.

Làm cách nào để chẩn đoán được chính xác bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do leucocytozoom gây ra mà không bị nhầm lẫn với bệnh khác?

Bước 1: Quan sát tổng thể toàn trang trại và tìm điểm bất bình thường từ nguồn nước, nguồn thức ăn cho đến mật độ, độ thông thoáng…có hợp lý, đạt yêu cầu không → mục tiêu chính của bước này là tổng hợp những điểm bất thường trong trại có thể ảnh hưởng xấu lên sức khỏe đàn gà nhằm tìm hướng chẩn đoán nghi ngờ.

Bước 2: Quan sát biểu hiện của gà, nếu gà có một số các biểu hiện như sau → có thể nghi ngờ gà đã bị ký sinh trùng đường máu:

 

Gà mệt mỏi, kém ăn, gầy trong bệnh ký sinh trùng đường máu
Gà mệt mỏi, kém ăn, gầy trong bệnh ký sinh trùng đường máu
Mào tích nhợt nhạt, mào tái, sau này tỷ lệ này tăng dần, gà sốt
Mào tích nhợt nhạt, mào tái, sau này tỷ lệ này tăng dần, gà sốt 
Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây thẫm
Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây thẫm

 

Gà đẻ giảm ăn, sản lượng trứng giảm, vỏ trứng mỏng xấu
Gà đẻ giảm ăn, sản lượng trứng giảm, vỏ trứng mỏng xấu

 

Lòng trắng trứng bị loãng trong bệnh ký sinh trùng đường máu do leucocytozoon
Lòng trắng trứng bị loãng trong bệnh ký sinh trùng đường máu do leucocytozoom

 

Máu gà không hoặc khó đông
Máu gà không hoặc khó đông (ảnh minh họa)

 

Như vậy, mỗi trang trại gà đẻ quy mô 1000 con cứ mỗi lần nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà sẽ mất khoảng 38 triệu vnđ, một số tiền không hề nhỏ đối với người chăn nuôi.

Một số trường hợp còn thấy gà chết với biểu hiện hộc máu ở miệng và mũi.

Ngoài ra cần để ý các biểu hiện khác của gà như hô hấp, đi đứng… để phát hiện các bệnh ghép, bệnh kế phát.

 Kết hợp bước 1 và 2 để trả lời 3 câu hỏi lớn sau:

1. Gà có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoom gây ra hay không?

2. Nếu có nghi ngờ thì khoảng bao nhiêu %? (cái này phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm của người chẩn đoán).

3. Ngoài Leucocytozonosis ra còn nghi ngờ ghép với những bệnh khác nữa không? Dấu hiệu là gì? Nếu ghép thì nghi là ghép với bệnh gì?

Kết thúc bước 2 phải tìm được hướng chẩn đoán nghi ngờ (bệnh nào có % nghi ngờ lớn nhất thì khi mổ khám nên tập trung quan sát bệnh tích bệnh đó kỹ hơn). Nếu hết bước 2 mà chưa chắc chắn gà có bị bệnh ký sinh trùng đường máu hay không → bước 3.

Bước 3:  tiến hành mổ khám và quan sát, nếu gà có các bệnh tích sau thì gần như chắc chắn đó là bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoom gây ra:

- Xác gầy, trên xác đặc biệt là ngực và chân thấy nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu.

- Xuất huyết, gan và lá lách sưng to, có một số trường hợp ta sẽ thấy gan đen…

- Ruột chứa nhiều phân màu xanh lá cây. Gà bị bệnh lâu ngày thấy có nhiều nang bào ký sinh màu trắng như hạt gạo rải rác ở tụy.

 

Gan xuất huyết trong bệnh ký sinh trùng đường máu do leucocytozoom
Gan xuất huyết trong bệnh ký sinh trùng đường máu do leucocytozoom

 

 

Lách sưng to trong bệnh ký sinh trùng đường máu do leucocytozoom
Lách sưng to trong bệnh ký sinh trùng đường máu do leucocytozoom

 

 

Xuất huyết ở thận trong bệnh ký sinh trùng đường máu
Xuất huyết ở thận trong bệnh ký sinh trùng đường máu

 

Xuất huyết ở thực quản và khí quản
Xuất huyết ở thực quản và khí quản

 

Xuất huyết ở ruột trong bệnh ký sinh trùng đường máu
Xuất huyết ở ruột trong bệnh ký sinh trùng đường máu

Cuối cùng nếu vẫn chưa thể khẳng định được ta có thể lấy máu, nhuộm soi trên kính hiển vi sẽ thấy gian bào của kí sinh trùng hình thoi.

Việc chẩn đoán có chính xác hay không ngoài các kiến thức như trên thì rất cần kỹ năng và kinh nghiệm thực tế của người chẩn đoán như chủ trại hay bác sỹ thú y điều trị.

Xử lý như thế nào khi phát hiện bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nhà bạn?

Bước 1. Ngăn chặn ngay lập tức sự tiếp xúc giữa vật chủ trung gian (côn trùng) với đàn gà:

- Phát quang, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ không gian trại, không cho côn trùng có nơi trú ngụ.

- Dùng thuốc diệt côn trùng, muỗi phun trong và xung quanh trại.

- Thay chất độn chuồng mới đã được phun sát trùng.

Bước 2. Dùng thuốc đặc trị diệt mầm bệnh kết hợp với thuốc bổ tăng sức đề kháng cho con vật:

- Loại thuốc đặc trị mang lại hiệu quả cao nhất cho bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hiện nay vẫn là thuốc có thành phần: Sulfamonomethoxine (một số nhóm sunfa khác cũng có tác dụng với leucocytozoom nhưng chỉ số an toàn thấp hơn). Trộn thuốc vào thức ăn cho cả đàn trong 3-5 ngày liên tục.

- Song song với đó là giải độc gan thận, vitamin, điện giải, thuốc bổ…trợ sức cho vật.

Bước 3. Sau khi điều trị khỏi → tiến hành phòng bệnh lâu dài cho toàn trại.

- Trộn Sulfamonomethoxine vào trong thức ăn của gia cầm với liều phòng bệnh, cho ăn liên tục trong 5-7 ngày sau đó nghỉ khoảng 3 -5 ngày rồi trộn tiếp (đặc biệt là trong mùa mưa gió, ẩm thấp).

- Song song với đó là dùng bổ gan thận để tăng hiệu quả của thuốc cũng như hỗ trợ việc đào thải thuốc qua thận, tránh gây hư hại gan thận (bổ gan thận có thể dùng chung với thuốc phòng trong 5-7 ngày rồi nghỉ như lịch dùng thuốc hoặc cũng có thể dùng sau khi dùng thuốc phòng tùy thuộc vào lịch trộn các thuốc khác).

 

Phác đồ điều trị bệnh Ký sinh trùng đường máu hiệu quả nhất

  • Tăng cường sát trùng, phun thuốc muỗi.
  • Liều trình điều trị bệnh đầu đen từ 5-7 ngày liên tục bệnh sẽ khỏi.
  • Phác đò thuốc điều trị bệnh đầu đen:

Sáng – chiều gồm

  • Sulfamonotri
  • Para C – Thảo dược
  • Vitamin K
  • Cao Atiso

Bốn loại tên hòa cho uống hoạc trộn vào thức ăn, dùng sáng- chiều.

Buổi tối:

Detox – One + Đường vị an : Dùng uống liên tục

Hết liều trình trên ta nên kiểm tra lại đàn gà để có thể điều trị bệnh kế phát có thể xẩy ra

 
Thông tin kỹ thuật:
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vịt chuyên trứng an toàn sinh học (18/3/2024)
Kỷ thuật nuôi vịt chạy đồng (18/3/2024)
Kỷ thuật nuôi vịt thịt theo phương pháp công nghiệp (18/3/2024)
Bệnh Thương Hàn Trên Vịt (11/3/2024)
Bệnh Bạch Lỵ và Bệnh Thương Hàn ở Gà (Salmonellosis, Pullorum, Typhoid) (11/3/2024)
CRD - Bệnh Hô Hấp Mãn Tính Trên Gà (7/3/2024)
Bệnh máu trắng (Leucosis) trên gà (6/3/2024)
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoom (6/3/2024)
Bệnh đầu đen ở gia cầm hay con gọi là (Bệnh Histomonas) trên gà (6/3/2024)
Bênh Coryza hay còn gọi Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà (5/3/2024)
Bệnh sưng phù đầu trên gà do APV (Avian pneumovirus) gây ra (5/3/2024)
Kỹ thuật chăn nuôi gà giai đoạn đẻ (5/3/2024)
Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (30/3/2022)
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản (30/3/2022)
Kỹ thuật nuôi gà đá (30/3/2022)

CÔNG TY TNHH SINH HỌC DƯỢC N.T.V
Địa chỉ: Số nhà 02, Ngõ 176, Phố Văn Hội, P.Đức Thắng, Q.Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 085 545 1975
Email: ntvbiotech@gmail.com
http://ntvbiotech.com

Tin tức
  • Ngăn chặn dịch tả heo Châu Phi: Câu chuyện vacxin ...
  • Dịch tả lợn Châu Phi có nguồn gốc từ đâu và nguy h ...
  • Nhìn lại ngành chăn nuôi heo trong 10 năm qua: Són ...
  • Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tình hình b ...
  • Thử nghiệm thành công vac xin dịch tả heo Châu Phi ...
  • Giới thiệu 3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tăng trọn ...
  • Điểm 10 cho quy trình điều trị bệnh bại huyết trên ...