DANH MỤC SẢN PHẨM
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
TYLODOXY
Liên hệ giá
MEN SỐNG TAN
Liên hệ giá
ÚM CAO THẢO DƯỢC
Liên hệ giá
CLEAN - CID| Sát Trùng Mạnh
Liên hệ giá
LACTOMIN | MEN TIÊU HÓA NƯỚC
Liên hệ giá
THÔNG TIN QUẢNG CÁO
FACEBOOK FANPAGE
 
THÔNG TIN KỸ THUẬT  
 
Bệnh máu trắng (Leucosis) trên gà
Date: 6/3/2024 - Viewed: 209
 

Virus leucosis gây bệnh trên gà

Bệnh máu trắng (Leucosis) còn gọi là bệnh Lymphoid-Leucosis là căn bệnh truyền nhiễm ở gà gây bởi leuco virus. Bệnh chỉ phát trên gà từ 4-6 tháng tuổi làm giảm đẻ, nhợt nhạt và có các khối u màu trắng . VirusLeuco truyền bệnh qua trứng là chủ yếu. Virus từ gà mẹ truyền qua trứng tới gà con và vẫn lây truyền trong đàn gà con từ con bị bệnh sang con khỏe

- Virus leuco thuộc chi Alpharetrovirus, nhóm Retroviridae.

- Virus leuco được chia 5 nhóm dựa vào kháng nguyên bề mặt. A, B, C, D và J. Nhóm A,B được tìm thấy chủ yếu ở các nước phương tây.Nhóm J được tìm thấy đầu tiên ở Anh sau đó được tìm thấy trên gà thịt ở nhiều nước trên thế giới là vi rút cường độc gây u tủy và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

- Một nhóm thứ 6 (nhóm E) là nhóm nội sinh được tạo ra do sự tích hợp vào AND của tế bào vật chủ.

Tất cả các nhóm gây bệnh đều có biểu hiên ung thư. Gây bệnh tích là các u trên nội tạng.

 

- Gà là vật chủ tự nhiên của tất cả các nhóm Leuco gây bệnh. Ngoài ra người ta còn tìm thấy viruts trên gà lôi, chim cút, gà gô. 

- Virut Leuco truyền từ mẹ sang con thông qua lòng trắng, lòng đỏ, hay cả hai việc nhiễm trùng có thể sảy ra ngay khi bắt đầu ấp.

- Gà có thể bị nhiễm trùng ngang khi tiếp súc với mầm bênh như phân hoặc vaccine không an toàn.

- Khi gà bị nhiễm trùng ngang có biểu hiên khối u điển hình hơn khi nhiễm từ mẹ sang con.

- Tỷ lệ nhiễm từ mẹ sang con được ghi nhận 1 - 10%. không thấy có ghi nhận gà được 12 – 20 tuần tuổi nhiễm bệnh do ô nhiễm vaccine.

Việc lây nhiễm virut được chia 4 chỉ số sau:

Chỉ số lây nhiễm của virut leuco
Chỉ số Virut có trong máu Kháng thể có trong máu
VA-  - -
V-A+ - +
V+A- + +
V+A-  + -


- Chỉ số VA- những đàn cảm nhiễm bị động.

- Những đàn mẫn cảm với bệnh được truyền kháng thể từ mẹ sang V-A+ là chủ yếu, một tỷ lệ nhỏ <10% thuộc nhóm V+A+.

- Nhóm V+A- là vật chủ truyền bệnh và có tỷ lệ truyền sang thế hệ sau cao nhất.


Virus khá mẫn cảm với các chất sát trùng thông thường vì vậy ta có thể kiểm soát bệnh bằng các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt. Chưa có ghi nhận nào cho thấy con trống có vai trò trong việc lây truyền virut Leuco. Con trống không có vai trò trong việc lây truyền virut sang phôi. Chỉ có vai trò chuyền một số bệnh khác qua đường sinh dục.

Cơ chế gây bệnh

Khi xâm nhập vào cơ thể gà. Virut nhân lên nhanh chóng. Nó tấn công vào các tế bào limpho đồng thời tấn công vào túi fabricius, gây hiện tượng giảm miễn dịch và hình thành các khối u. Trong nhiều trường hợp gà mắc bệnh không hình thành khối u và không gây chết nhưng gà giảm khả năng sinh sản và tăng trưởng. Gây thiệt hại lớn về kinh tế và là động vật mang trùng bài thải mầm bệnh ra môi trường.

Bệnh leucosis là bệnh nguy hiểm do virut tác động vào hệ thống bạch huyết, túi fabricius. Giai đoạn đầu khoảng 4 – 8 tuần sau khi mắc bệnh túi fabricius sưng to, sau đó teo nhỏ lại. Các khối u chỉ có thể thấy khi gà lớn hơn14 tuần tuổi.

Biểu hiện khi gà mắc bệnh 

- Gà có các biểu hiện như giảm ăn. gầy. ủ rũ, sơ xác, tiêu chảy, mào tích nhợt nhạt.
- Gà mắc bệnh không nhất thiết là hình thành các khối u. Tuy nhiên vơi gà đẻ hiện tượng giảm đẻ thể hiện rất rõ.
- Các khối u được hình thành chủ yếu ở gan, lách, ruột .

 

leuco2

 Gan gà mắc bệnh 

 

Leuco3

Gan gà mắc bệnh

 

Leuco4

Gan gà mắc bệnh

 

leuco5

 U ở gan

 

leuco7

U ở gan được phóng to

 

leuco6

U ở ruột

ĐIỀU TRỊ BỆNH Leucosis ( XỬ BỆNH Leucosis)

Bệnh Leucosis là bệnh do vi rus nên không có thuốc điều trị, chúng ta chỉ can thiệp bằng giải pháp sau

  • Tăng cường sát trùng ( cứ 2 ngày ta phun sát trùng loại mạnh Clean – cid) một lần.
  • Dùng thuốc giải độc Gan – Thận cấp ( Detox – one) + Para C Thảo  Dược + Anvicid – super dùng liên tục sáng chiều, để tăng cường giải độc và trợ sức cho đàn gà
  • Tueetj đối không dùng Kháng Sinh để can thiệt

Trên đây là giải pháp rất hiệu quả cho bệnh leucossis

 
Thông tin kỹ thuật:
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vịt chuyên trứng an toàn sinh học (18/3/2024)
Kỷ thuật nuôi vịt chạy đồng (18/3/2024)
Kỷ thuật nuôi vịt thịt theo phương pháp công nghiệp (18/3/2024)
Bệnh Thương Hàn Trên Vịt (11/3/2024)
Bệnh Bạch Lỵ và Bệnh Thương Hàn ở Gà (Salmonellosis, Pullorum, Typhoid) (11/3/2024)
CRD - Bệnh Hô Hấp Mãn Tính Trên Gà (7/3/2024)
Bệnh máu trắng (Leucosis) trên gà (6/3/2024)
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do Leucocytozoom (6/3/2024)
Bệnh đầu đen ở gia cầm hay con gọi là (Bệnh Histomonas) trên gà (6/3/2024)
Bênh Coryza hay còn gọi Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà (5/3/2024)
Bệnh sưng phù đầu trên gà do APV (Avian pneumovirus) gây ra (5/3/2024)
Kỹ thuật chăn nuôi gà giai đoạn đẻ (5/3/2024)
Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo (30/3/2022)
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản (30/3/2022)
Kỹ thuật nuôi gà đá (30/3/2022)

CÔNG TY TNHH SINH HỌC DƯỢC N.T.V
Địa chỉ: Số nhà 02, Ngõ 176, Phố Văn Hội, P.Đức Thắng, Q.Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 085 545 1975
Email: ntvbiotech@gmail.com
http://ntvbiotech.com

Tin tức
  • Ngăn chặn dịch tả heo Châu Phi: Câu chuyện vacxin ...
  • Dịch tả lợn Châu Phi có nguồn gốc từ đâu và nguy h ...
  • Nhìn lại ngành chăn nuôi heo trong 10 năm qua: Són ...
  • Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tình hình b ...
  • Thử nghiệm thành công vac xin dịch tả heo Châu Phi ...
  • Giới thiệu 3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tăng trọn ...
  • Điểm 10 cho quy trình điều trị bệnh bại huyết trên ...