Hình thức nuôi bò cái được coi là có lãi và mang tính ổn định, dài lâu hơn so với việc chăn nuôi các vật nuôi khác. Các nông hộ chỉ cần đầu tư con giống 1 lần là có thể khai thác bê con mỗi năm. Tuy nhiên để bò cái có thể phát triển và sinh trưởng tốt thì các bạn cần nắm vững kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin cụ thể và chi tiết nhất liên quan tới kĩ thuật này.
Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật nuôi bò sinh sản
Bước 1: Chọn giống bò sinh sản
Trong kỹ thuật nuôi bò sinh sản, con giống cần có đặc điểm sau:
+ Đầu và cổ và thân phải cân đối, lông thưa, thuần tính, hiền lành, mồm rộng, mũi to, hàm răng đều, cổ không có quá nhiều nếp nhăn
+ Phần ngực sâu, rộng chỗ sườn mở rộng, bụng to nhưng không sệ, cong về phía sau, móng khít, bốn chân bò thẳng và mảnh, lưng không bị võng, mông nở
+ Bầu vú đều, không có vú kẹ, bốn núm vú đều, tĩnh mạch ở vú nổi rõ, da vú mỏng.
Bước 2: Thức ăn và dinh dưỡng cho giống bò sinh sản
Thức ăn cho bò sinh sản tương đối đơn giản bởi đặc tính nhai lại nên bò có thể ăn các loại thức ăn như: Cỏ, rơm rạ, cây chuối, ngọn mía… Trung bình một con bò cái tiêu thụ khoảng 27 – 30kg thức ăn, các bạn có thể cung cấp thêm bột ngô, bột cám sắn, khô dầu, đậu tương cho chúng.
Ngoài ra, để việc chăn nuôi trở nên đơn giản hơn thì bạn có thể sử dụng thêm máy băm nghiền đa năng 3A2,2Kw (phễu tròn) vào trong chăn nuôi để giúp bò dễ dàng ăn và tiêu hóa các loại thức ăn. Một điều cần lưu ý, với kỹ thuật nuôi bò sinh sản bạn nên cung cấp nguồn nước sạch để đảm bảo bò không mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Bước 3: Phối giống cho bò
- Phát hiện kịp thời và đúng lúc thời gian bò động dục để khi phối giống khả năng thụ tinh được cao hơn. Bò sinh sản nhốt chuồng khi có biểu hiện động dục thường sẽ kêu rống lên, bỏ ăn, dáng đi bồn chồn, thích nhảy lên người những con bò khác, ở bộ phận sinh dục tiết ra dịch nhờn như nhựa chuối.
- Khi bò cái chửa, cần có kế hoạch chăm sóc cụ thể.
+ Thức ăn và nước uống là 2 yếu tố cần đặc biệt lưu ý, cho bò ăn khoảng 30-35kg cỏ xanh bổ sung thêm khoảng 2kg rơm ủ và 1kg tinh bột (bột gạo, ngô, sắn…)
+ Không cho bò làm những công việc nặng như cày, bừa và kéo xe vào các tháng thứ 3, 7, 8, 9 tính từ thời điểm bò mang thai. Không xua đuổi làm bò giật mình, hoảng hốt. Kỹ thuật nuôi bò sinh sản khuyến cáo nên để cho bò đẻ tự nhiên, nếu thấy bò quá khó khăn trong việc sinh nở các bạn mới hỗ trợ bằng cách dùng tay kéo nhẹ bê con ra và cắt rốn cho bê con.
Bước 4: Phòng bệnh cho bò
Thường xuyên tắm và chải lông để khí huyết của bò được lưu thông, hạn chế ký sinh ngoài da. Đảm bảo chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ, không cho bò ăn những thức ăn ôi thiu, nấm mốc. Định kì 6 tháng tẩy giun sán 1 lần, bên cạnh đó các bạn phải đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho bò.
Với những kiến thức từ kỹ thuật nuôi bò sinh sản mà chúng tôi vừa chia sẻ hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn vào việc chăm sóc bò. Chúc các bạn chăn nuôi đạt hiệu quả và năng suất với loại vật nuôi này.