Bệnh cầu trùng ở gà và thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ở gà
Gà chết hàng loạt, kêu nhiều, xù lông, xệ cạnh được xem là một trong những dấu hiệu của bệnh cầu trùng ở gà. Đây là một căn bệnh mà người chăn nuôi gà nào cũng chắc chắn mắc phải một lần đặc biệt đối với các trang trại nuôi chăn thả, nuôi trên nền. Ngoài những cách phòng chống thông thường thì bà con hãy cùng Châu Thành tìm hiểu qua bài viết bên dưới để biết thêm những thông tin về bệnh câu trùng cho gà, để có kế hoạch phòng chống rõ ràng, đem lại hiệu quả cao cho trang trại của bạn.
1/ Nguyên nhân gây ra bệnh câu trùng ở gà
Là một ký sinh trùng truyền nhiễm gây ra, thuộc họ hàng đơn bào, chúng ký sinh ở manh tràng là Eimeria tenella và ở ruột non là Necatix cả 2 loại ký sinh trùng đều gây ra tiêu chảy đi kèm theo máu tươi ở gà.
2/ Đường lây bệnh cầu trùng trên gà
Bệnh cầu trùng ở gà lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa khi gà ăn phải thức ăn có nang của cầu trùng và uống phải nước có mầm bệnh, gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, làm cho gà không hấp thu hết tất cả nguồn dinh dưỡng từ thức ăn nạp vào, dẫn đến hiện tượng chậm lớn, còi cộc và quá trình trao đổi chất kém, tăng trọng kém, thường còi cộc, chậm lớn.
Gà mắc bệnh cầu trùng thường có sức đề kháng yếu, bệnh cầu trùng xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, thời gian hay mắc bệnh nhất là từ tuần tuổi 2 – 8.
3/ Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cầu trùng trên gà
TRIỆU CHỨNG
Thông thường bệnh cầu trùng có 2 dạng: Cầu trùng ruột non và cầu trùng manh tràng, đôi khi 2 bệnh này sẽ kết hợp lại cùng một bệnh và cả 2 đều có tỷ lệ tử vong cao và gây chết hàng loạt.
- Dạng ở ruột non: Phân đôi khi có máu tươi, tiêu chảy thất thường, khi mổ có dấu hiệu viêm ruột.
- Dạng ở manh tràng: Tuần tuổi từ 3 – 7 là tuần tuổi phổ biến mắc bệnh này nhất, gà có dấu hiệu kêu chiếp chiếp liên tục, ăn ít, uống nước nhiều hơn so với bình thường, xù lông, xệ cánh, đi phân có máu tươi.
BỆNH TÍCH
- Dạng cầu trùng ở ruột non: Tá tràng sưng to, ruột phình to lên rõ rệt có những đoạn phình thất thường, mắt thường quan sát sẽ thấy rõ chấm trắng.
- Dạng cầu trùng ở manh tràng: Hai manh tràng sưng to
4/ Điều trị bệnh cầu trùng trên gà và lịch, phương pháp phòng bệnh
ĐIỀU TRỊ
Sử dụng Anticoc với liều dùng 1g/ 1 lít nước hoặc 2g/ 1kg thức ăn dùng trong 3 ngày để trị cầu trùng kèm theo máu tươi hoặc dùng Coci Stop 1g/ 1 lít nước hoặc 2g/1kg thức ăn hoặc 1g/ 5kg thể trọng dùng trong 3 ngày liên tục hoặc sử dụng kháng sinh dung dịch uống Diclacoc 25 Oral 1ml/4 lít nước dùng trong 3 ngày liên tiếp. Sử dụng Vitamin K+ để cầm máu cho gà khi có hiện tượng gà đi phân có máu tuôi. Kết hợp thêm điện giải Gluco K – C để tăng sức đề kháng, chống mất sức và bổ sung điện giải, sau giai đoạn hồi phục bổ sung vitamin, bồi dưỡng cho gà bằng loại B.Complex VitC Bacillus để giúp gà nhanh chóng hồi phục.
Tách riêng gà bệnh để chăm sóc và tiến hành sát trùng chuồng trại 2 – 3 ngày/ 1 lần trong suốt thời gian có dịch bệnh.
PHÒNG BỆNH
Sử dụng 1 trong những kháng sinh sau Anticoc, Coci Stop, Diclacoc 25 Oral với liều dùng ½ so với hướng dẫn của nhà sản xuất để trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống cho gà để khống chế bệnh cầu trùng.
Nếu nuôi gà trên nền thì phải có chất độn chuồng để lót chuồng và hút ẩm
Sau mỗi lần xuất trại hoặc thả giống cần phải sát trùng chuồng trại bằng Bencocid, Bencidvet, Iodin 100 sau đó thay lớp độn chuồng mới
Chuồng phải thông thoáng, có ánh nắng nhẹ, không quá lạnh không hoặc không quá nóng, đặc biệt phải giữ nhiệt độ cho gà ổn định.
Như vậy, qua bài viết này Chicken1000 đã giúp bà con hiểu về căn bệnh cầu trùng trên gà là như thế nào từ giai đoạn nguyên nhân đến phòng và trị bệnh cầu trùng cho gà. Tất nhiên, việc phòng bệnh tốt sẽ đảm bảo được hiệu quả chăn nuôi tốt, vì thế bà con chăn nuôi hãy tập trung vào khâu phòng bệnh.